Mô hình kinh tế được lựa chọn gồm Mô hình trồng nấm của HTX Sản xuất Chế biến và Tiêu thụ nấm Nhì Tây (Bình Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam) của chị Nguyễn Thị Minh Thủy; Mô hình nuôi chim Cuốc tại thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ của anh Nguyễn Hải Sơn và trang trại nấm của anh Trần Bảo Nhi ở thôn Cẩm Tú, xã Quế Thọ. Trong thời gian một ngày làm việc, với 30 bạn đoàn viên thanh niên đã được giới thiệu về quy mô trang trại, các phương pháp kỹ thuật cơ bản trong nghề trồng nấm và nuôi chim cuốc; đặc biệt là được nghe trực tiếp chị Thủy, anh Sơn, anh Nhi đã truyền cảm hứng từ chính câu chuyện khởi nghiệp của mình.
Đối với anh Sơn, bén duyên với nghề nuôi chim Cuốc năm 2015, qua thời gian tự mài mò nghiên cứu, anh đã nắm chắc các kỹ thuật nuôi cuốc lấy thịt và nuôi cuốc lấy trứng sao cho phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Với lượng thịt, trứng từ cuốc được xuất ra ổn định, mỗi tháng bình quân lợi nhuận anh đạt từ 10 đến 12 triệu đồng.
Đối với anh Trần Bảo Nhi là một người Thanh niên sau khi lầm lỡ thì anh đã bỏ qua số phận - vượt qua chính mình và đã tái hòa nhập với cộng đồng. Cơ quyên đã đến với anh với cái nghề trồng nấm, bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ cộng với sự hỗ trợ của CLB “Thắp sáng niềm tin cho những người lầm lỗi” và chính quyền địa phương đã hỗ trợ về tinh thần, kinh phí…để anh có được trang trại nấm theo như ý muốn và hiện nay cho ra sản phẩm ổn định với mức thu nhập bình quân đạt từ 4 đến 7 triệu đồng mỗi tháng.
Có thể nói, từng năm qua BCH Đoàn xã luôn quan tâm đến công tác đồng hành cùng thanh niên phát triển kinh tế, lập thân lập nghiệp. Chuyến thăm quan học tập, chuyển giao khoa học kỹ thuật từ người thật việc thật là những tấm gương thanh niên vươn lên từ khó khăn, làm giàu chính đáng như anh Sơn, anh Nhi… hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng cho thanh niên địa phương trên con đường khởi nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp.
Bài viết: Văn Công
Ý kiến bạn đọc